Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày vào Việt Nam đạt 1.08 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2013
  • 27/05/2013

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2013, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may, da giày vào Việt Nam đạt trên 1,08 tỷ USD, tăng 14,66% so với cùng kỳ năm 2012; trong đó riêng tháng 4 kim ngạch nhóm hàng này đạt 329,88 triệu USD, tăng 19,19% so với cùng tháng năm 2012.

Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong 4 tháng đầu năm bằng 14,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng dệt may, da giày.

Ba thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam với kim ngạch đạt trên 100 triệu USD đó là Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan; trong đó dẫn đầu là thị trường  Trung Quốc với 343,59 triệu USD trong 4 tháng đầu năm, chiếm 31,8% trong tổng kim ngạch, đạt mức tăng 19,47% so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ 2 về kim ngạch là thị trường Hàn Quốc với 197,88 triệu USD, chiếm 18,31% tổng kim ngạch, tăng 11,21%; thứ 3 là thị trường Đài Loan 127,7 triệu USD, chiếm 11,82%, tăng 1,86%.

Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong 4 tháng đầu năm từ hầu hết các thị trường đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó đáng chú ý là kim ngạch nhập khẩu từ thị trường NewZealand tuy không cao, chỉ trên 11 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm trước thì đạt mức tăng trưởng mạnh nhất tới 170,69%. Bên cạnh đó, có một số thị trường cũng đạt mức tăng trưởng mạnh từ 40% đến gần 70% như: Achentina (+66,85%); Australia (+48,37%); Hà Lan (+44,97%). Ngược lại, kim ngạch giảm mạnh từ thị trường Áo và Canada với mức giảm lần lượt là 56,35% và 49,39% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Thị trường cung cấp nguyên phụ liệu dệt may da giày cho Việt Nam 4 tháng năm 2013

 ĐVT: USD

 

 

Thị trường

 

 

T4/2013

Chênh lệch so với cùng kỳ năm ngoái

 

 

4T/2013

Chênh lệch so với cùng kỳ năm ngoái

Tổng cộng

329.884.487

+19,19

1.080.617.205

+14,66

Trung Quốc

111.073.102

+25,95

343.586.049

+19,47

Hàn Quốc

61.242.789

+22,33

197.877.476

+11,21

Đài Loan

39.325.754

+2,56

127.699.711

+1,86

Hồng Kông

22.119.801

+8,37

69.552.780

+0,51

Nhật Bản

17.154.927

+0,98

60.522.199

-2,14

Hoa Kỳ

13.213.565

+56,91

50.901.393

+25,68

Thái Lan

10.852.076

+12,47

41.833.545

+19,64

Italia

9.891.815

+37,31

30.588.773

+38,40

Braxin

5.931.736

+7,24

23.535.326

+30,64

Ấn Độ

7.891.767

+25,09

23.528.363

+32,61

Indonesia

3.673.843

+17,19

15.415.315

+21,97

Achentina

3.386.003

+120,25

11.924.264

+66,85

NewZealand

3.824.305

+235,24

11.034.443

+170,69

Đức

3.397.840

+58,44

9.318.920

+25,70

Malaysia

1.972.694

-11,51

6.908.031

+3,53

Pakistan

1.785.022

+45,34

6.587.557

+37,73

Australia

959.761

-29,11

5.318.783

+48,37

Tây Ban Nha

1.333.996

-12,25

4.892.312

+7,76

Anh

577.765

-43,31

3.264.915

-14,86

Pháp

443.097

-59,16

2.668.956

-30,80

Ba Lan

792.353

-46,38

2.540.574

-37,22

Canada

233.237

-68,69

1.225.479

-49,39

Singapore

255.432

-25,36

847.844

-13,30

Hà Lan

181.460

+75,31

624.073

+44,97

Áo

52.355

+47,22

176.007

-56,35

 

 

Nỗ lực giảm phụ thuộc hàng nhập khẩu

 

Nhiều năm qua ngành da giày nước ta phải phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu với tỷ lệ lên đến 70-80%, tuy nhiên, đến nay, ngành đã chủ động được phần lớn nguồn nguyên phụ liệu. Tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu ngành da giày đang tăng nhỉnh hơn so với những năm trước, giảm mức nhập khẩu nguyên phụ liệu còn khoảng 45% trên tổng giá trị nguyên liệu sản xuất giày và túi xách trong nước. 

            Trong đó, chúng ta gần như chủ động hoàn toàn các loại phom giày, chỉ trừ một số doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải nhập khẩu do có sự phân công lao động trong tập đoàn mẹ. Các loại đế, gót giày tuy phải còn nhập khẩu vật liệu thô như hạt nhựa, các trợ chất nhưng hầu hết doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động được công nghệ sản xuất đế, gót giày. Đặc biệt, doanh nghiệp trong nước đã chủ động được gần 100% đối với đế cao su. Về phụ liệu trang trí cũng đã chủ động được nhưng cũng còn nhập khẩu đến 40-45%. Sản phẩm da thuộc vẫn còn phải nhập khẩu với tỷ lệ cao đến 65%.

Trong mối tương quan giữa nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da giày như nhập khẩu vải, xơ sợi dệt, bông các loại và xuất khẩu các sản phẩm, Cơ quan Hải quan đánh giá, tỷ lệ tăng trưởng thặng dư thương mại giữa xuất khẩu hàng dệt may và giày dép so với nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào của hai ngành càng tăng cao.

Nếu như năm 2004, thặng dư chỉ 2,24 tỷ USD thì đến năm 2011, thặng dư xuất khẩu của dệt may, da giày đã đạt 8,33 tỷ USD, gấp gần 4 lần so với năm 2004. Trong năm 2012, giá trị xuất khẩu cao hơn nhập khẩu nguyên phụ liệu của hai ngành là 9,87 tỷ USD, tăng 18,5% so với năm trước. Điều này chứng tỏ, ngành dệt may và da giày đang tăng sản xuất nguyên liệu thô, nỗ lực giảm thiểu nhập khẩu và dần đáp ứng được nhu cầu của ngành.

Từ nhiều năm qua, ngành dệt may và da giày Việt Nam xuất khẩu chủ yếu theo hình thức gia công cho nước ngoài và xuất hàng sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu. Theo các chuyên gia, chỉ khi ngành phụ liệu phát triển thì ngành sản xuất mới phát triển tốt. Doanh nghiệp các nước có ngành phụ trợ phát triển tốt khi đi đầu tư ra nước ngoài họ luôn tạo áp lực cho doanh nghiệp tại nơi họ đến và các doanh nghiệp phụ trợ các nước luôn ưu tiên bán sản phẩm cho doanh nghiệp nước họ.

Chủ động nguồn nguyên liệu trong nước hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng về nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa. Khi xuất khẩu hàng hóa vào những thị trường mà Việt Nam đã kí kết các hiệp định thương mại tự do, yếu tố nguyên liệu trong nước giúp thỏa mãn yêu cầu về các quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan.

Ngay tại châu Âu, đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, vấn đề chủ động nguồn nguyên liệu cũng là yếu tố then chốt để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm. Ông Claudio Dordi, Tư vấn trưởng của Dự án hỗ trợ chính sách và đầu tư của châu Âu (EU-Mutrap) tại Việt Nam cho rằng, DN Việt Nam cần quan tâm các vấn đề liên quan đến nguyên tắc xuất xứ và dịch vụ của sản phẩm. Nếu vẫn duy trì việc nhập khẩu phần lớn nguyên liệu thô về chế biến để xuất sang châu Âu như thời gian qua thì hàng hóa Việt Nam sẽ rất khó đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan. Do vậy, dù khó khăn trong việc phát triển các ngành phụ trợ nhưng nội địa hóa các nguồn nguyên liệu gần như là giải pháp hữu hiệu để đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển bền vững của các ngành hàng xuất khẩu.

Theo nhận định của ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam, Việt Nam đang nằm trong 2 phân khúc giữa của chuỗi sản xuất da giày là nghiên cứu phát triển và sản xuất. Những năm gần đây, ngành da giày luôn tăng trưởng 15- 20%/năm. Do không có điều kiện phát triển nguồn nguyên liệu để đủ sức cạnh tranh với các nước đang có ngành thuộc da phát triển, Việt Nam nên tập trung đầu tư cho khâu nghiên cứu và sản xuất. Nhu cầu tiêu thụ của thế giới 1 năm cần 10 tỷ túi xách, và 17 tỷ đôi giày. Nhiều ngành xuất khẩu của Việt Nam đang rất nhiều triển vọng. Nếu làm chủ được công nghệ, quy trình, và hội nhập sâu vào các chuỗi sản xuất thì rất nhiều cơ hội cho DN mở rộng xuất khẩu.

Lefaso.org.vn

Tin tức liên quan