Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – Cơ hội và Thách thức với nền kinh tế Việt Nam
  • 19/11/2013
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một hiệp định thương mại tự do nhiều bên, có tiêu chuẩn cao. Cho đến nay, hiệp định này đã có 12 nước tham gia và trải qua 19 phiên đàm phán chính thức. Hiện quá trình đàm phán đang bước vào giai đoạn cuối. Theo tuyên bố của các nhà lãnh đạo TPP tại cuộc họp bên lề Hội nghị cấp cao APEC tổ chức tại Ba-li các nước TPP đang nỗ lực thúc đẩy đàm phán để cơ bản kết thúc đàm phán vào cuối năm 2013.

 

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia cũng như quan điểm của đoàn đàm phán Việt Nam dẫn đầu bởi Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, việc tham gia Hiệp định TPP sẽ giúp Việt Nam cải thiện cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu; mở thêm thị trường cho hàng hóa của Việt Nam; tham gia các chuỗi sản xuất khu vực và quốc tế; tạo thuận lợi cho tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng; hoàn thiện môi trường thể chế; tăng tính hấp dẫn với đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, tạo năng lực sản xuất mới và tạo việc làm cho người lao động. Tuy vậy, TPP cũng đi kèm với nhiều thách thức trong đó là sức ép cạnh tranh và tác động xã hội, sức ép điều chỉnh hệ thống pháp luật, tư duy quản lý và năng lực quản lý.

 

Khi các dòng thuế giảm xuống, Việt Nam có thể gia tăng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào các thị trường lớn trong khối TPP. Các mặt hàng được hưởng lợi nhiều nhất phải kể đến là dệt may và da giày. Tuy nhiên, để biến cơ hội thành lợi ích cụ thể và mang lại lợi ích kinh tế cho đất nước, các ngành này cũng phải tính đến một số trở ngại như vấn đề xuất xứ, khả năng cạnh tranh của ngành và đặc biệt đối với các doanh nghiệp FDI, khi mà sự quản lý của nhà nước còn nhiều bất cập, doanh nghiệp FDI hưởng lợi nhiều từ các hiệp định như TPP trong khi chưa đóng góp nhiều cho nền kinh tế của nước ta.

Lefaso.

Tin tức liên quan