Cổng thông tin điện tử

Ngành da giày túi xách việt nam

  • Máy khâu và đế Veldtschoen
  • 12/05/2021

Khâu đế vào mũ giầy là một trong những cách gắn đế ngoài với phần mũ giầy lâu đời nhất trong sản xuất giày dép.

Tác giả Lynne Fenyk

  Hình 1: Cấu tạo máy khâu

Khâu đế giầy vẫn được sử dụng trong sản xuất nhiều loại giày dép, mặc dù ngày nay người ta dùng phương pháp dán nhiều hơn. Phương pháp khâu đế hiện được dùng trong sản xuất các loại giầy bảo hộ, giầy thời trang và một số loại giày thể thao.

‘Machine sewn’  là phương pháp may bằng máy đầu tiên để gắn đế trực tiếp vào phần mũ giầy bằng một đường may. Còn được gọi là 'đường may Blake' hoặc 'đường may McKay', đế được gắn bằng chỉ soắn (chainstitch) hoặc chỉ khóa (lockstitch) được may qua mép của phần mũ giầy với phần đế giầy (hình 1). 

Mũ giày được kéo phẳng trên phom và phần đế giữa (mép của phần mũ giầy quay xuống và được cố định vào phần dưới của đế giầy bằng keo dán hoặc kim ghim). Đế được gắn bằng keo dán và được cố định bằng máy ép đế. Đây chỉ là việc cố đnh tạm thời, vì phom giầy sẽ được tháo ra và đế được may vào mũ giầy, với các đường may theo rãnh hoặc rãnh khía trên đế. Nếu may theo rãnh, mép của phần mũ giầy sđược dán chặt vào để giầy để không nhìn thấy đường may trên đế giầy.

Sau đó giày được tháo ra để gắn gót giầy vào đế. Có nhiều cách may, nhưng tất cả đều yêu cầu đế trong phải có chất lượng phù hợp để tạo sự cân bằng giữa độ bền và tính linh hoạt của giầyLúc đầu, máy may chain stitch, gọi là 'Blake Sewer' được sử dụng. Sau đó may may lockstitch (máy may 'Littleway') ngày càng phổ biến.

Người thợ cố định đế giầy bằng cách may hai hàng chỉ từ mặt trước của gót ở bên này đến mặt trước của gót ở bên kia (ức gót đến ức gót); di chuyển giày trên sừng quay của máy may để giữ cho đường may trong rãnh hoặc trên rãnh khía ở phần dưới của đế. Vì các mũi khâu được giữ lại bên trong rãnh khâu trên đế, nên chỉ khâu được bảo vệ không bị mài mòn. Phương pháp may bằng máy cho phép vật liệu mũ giầy được cắt phẳng theo mặt đế, giúp tiết kiệm trọng lượng.

May đê giầy

Hình 2: Đế Veldtschoen / stitchdown

Tên gọi 'Veldtschoen' (còn gọi là 'veldt', 'stitchdown' hoặc 'fIanged') bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Hà Lan có nghĩa là 'giày dã chiến'. Kết cấu Veldtschoen thường được sử dụng cho giày dép trẻ em và giầy nam, đồng thời tạo ra một sản phẩm nhẹ và linh hoạt, thoải mái hơn.

Kết cấu giầy như hình 2 có thể rất đơn giản, nhưng có nhiều loại. Nó khác với hầu hết những phương pháp khác ở chỗ phần lề cuối không được xoay dưới đế mà thay vào đó là gập hướng ra ngoài. Phom giầy không được có đường cong gấp khúc để phần mũ giầy không bị kéo dài hoặc nén quá mức ra phía ngoài. Hình dạng phẳng của phần dưới đế giầy cũng có lợi ích tạo một đường vuông góc 90 độ, để đường may xiết chặt hơn với phần mũ giầy.

Veldt hay stitchdown?

 

Hình 3: Khởi đầu kéo dài một đôi giày Veldtschoen

Một số tên khác nhau được dùng cho các dạng của cấu trúc này - ‘ideal’, ‘San Crispino’, ‘stitchdown’, ‘stitch out’ hoặc "veldt" - và do đó, các thuật ngữ có thể gây nhầm lẫn. 

Khoảng ba mươi năm trước, thuật ngữ 'stitchdown' dùng để chỉ một phương pháp khâu mới so với phương pháp Veldtschoen truyền thống, trong đó phần mũ giầy đệm mép (hình 3) được may vào đế bằng một đường chỉ dọc. Thường có một miếng rand (một dải vật liệu bao quanh giày phía trên đế) được khâu vào phần mũ giầy.

Phương pháp mới xuất hiện vào thời điểm đó - và sau đó được gọi là 'super-veldt' - về cơ bản giống với phương pháp veldt, ngoại trừ luôn luôn có một đế trong (insole) xuyên qua (còn được gọi là đế 'xuyên qua'). Phần mũ giầy thường được dán gắn vào đế trong bằng keo dán trước khi may.

 

Hình 4: Đế San Crispino

Một phương pháp may khác được thể hiện trong hình 4. Ở đây, phần mũ giầy được gò xung quanh và dưới đế sau đó khâu lại. Còn được gọi là cấu trúc 'San Crispino'.

May đế ngoài (outsole)

Để gắn phần mũ giầy cố định với đế ngoài, cần phải dùng máy may mép xung quanh mũ giầy gắn chặt với phần đế. Giày được đưa vào máy ở vị trí đảo ngược và được kẹp giữa bàn may và chân vịt. Một dụng cụ cong có mũi đục được gọi là 'dùi' xuyên qua phần mũ giầy, từ dưới lên và rút lại để chuẩn bị lắp kim. Kim cong được đi xuống qua lỗ do dùi tạo ra. Một ngạnh của kim sẽ bắt lấy chỉ và bắt đầu một đường may. Ngạnh của kim kéo một vòng sợi lên trên qua vật liệu may và chuyển nó vào móc của con thoi. Con thoi này, xoay quanh suốt chỉ bằng sáp làm cho vòng chỉ kéo chặt vật liệu mũ giầy cố định với đế.

 

Hình 5: Cấu tạo Moccasin

Chiều dài đường may có thể được điều chỉnh trên máy. Thông thường, cần có một máy quấn suốt chỉ để gần máy may để duy trì nguồn cung cấp suốt chỉ đã được quấn sẵn bằng sáp.

Đối với các kiểu giày moccasin, ngoài việc kết dính bằng keo giữa mũ giầy và phần đế, người ta thường them các đường may để tăng thêm độ an toàn của giầy (hình 5).

May theo rãnh hở

Đầu tiên đế giầy được gắn bằng keo dán và sau đó được may lại. Thông thường, có thể may theo rãnh cắt vào đế da hoặc rãnh được đúc trong đế làm từ vật liệu tổng hợp.

Nếu chỉ may được đặt đúng vị trí, các chỉ may không bị mòn sẽ không đến sự an toàn của đế. Một cách bảo vệ các đường may là dung các miếng vải thô dán vào một nửa đế cao su mỏng để che đường may ở phần trước.

May theo đường rãnh

Có thể rạch một rãng đơn giản để đặt chỉ may trong rãng, hoặc có thể khía một đường nhỏ ở dưới rãnh để đặt chỉ, khi miệng rãng phẳng lại khi bước chân giãm xuống đất không làm mòn chỉ.

Một vấn đề trong may theo đường rãnh là việc cắt khía trên đế là cần cắt tạo khía trước khi cắt rãnh. Như vậy một phần của khía có thể nhìn thấy trên đế sau khi rãnh được đóng lại. Một cách khắc phục là cắt đường rãnh sau đường gót chân để lỗi cắt không lộ rõ.

Việc may theo đường rãnh cho kết quả tốt đối với giầy moccasin có đế da, nhưng sẽ mất nhiều công. Các việc phát sinh bao gồm: phải 'làm dịu' (làm ẩm hoặc ủ), 'tạo rãnh', 'mở rãng', 'may', 'dán khép rãnh', 'đóng rãnh' và 'làm phẳng đáy'. 

May đế trong (insole)

Với phương pháp này, một đế trong được may vào phần mũ giầy, sau đó được gò trên phom và phần đế ngoài được gắn vào đế trong bằng keo dán. Như vậy cho mặt dưới của phần mũ giầy không cần phải chuẩn bị kỹ cho việc gắn trực tiếp vào đế ngoài. Việc chuẩn bị như vậy thường mất nhiều công, vì phần mũ da thường mềm và nhẹ, đòi hỏi kỹ năng khá cao để làm sạch mà không bị rách.

Vật liệu làm đế trong thường là da. Việc chuẩn bị bề mặt có thể làm bằng cách cọ sạch trước khi may để tăng độ bám dính của đế ngoài. Vật liệu da làm đế trong thường được sử dụng cho toàn bộ lớp lót trong, mặc dù lớp lót trước thường là phần da mũ giầy. Phần đế trong được may trong phòng may, thường với một hàng may đôi. Trong những trường hợp như vậy, chỉ may phải càng nặng càng tốt, phù hợp với chất của vật liệu được may và máy may sử dụng.

May Rand

Cấu trúc này về nguyên tắc tương tự như may phần đế giầy, ngoại trừ việc rand được thay thế cho phần đế trong của giầy. Rand thường được gắn tại xưởng may với hai hàng chỉ thành một ký mã hiệu trên mũ giầy. Nó phải có chiều rộng hiệu dụng ít nhất là 10 mm để có đủ diện tích cho liên kết với đế giầy.

Tất nhiên, cấu trúc này và các dạng liên quan cần phải có thể sửa chữa được. Đế ngoài và đế trong bị mòn có thể được sửa chữa và thay thế 'như mới' chỉ bằng các dụng cụ đơn giản, do đó kéo dài tuổi thọ của giày.

Thử nghiệm

Phần đế trong và đế ngoài thường được dán trước để hỗ trợ quá trình may, cũng như để tăng cường độ bền và ngăn các lớp bị tách ra ở bên các mép giầy, làm đôi giầy trông khó coi và nước và các hạt sạn có thể xâm nhập vào liên kết đế. Đặc biệt là các hạt sạn theo thời gian có thể mài mòn liên kết dính và các sợi, dẫn đến hỏng liên kết.

Các phương pháp thử nghiệm của SATRA hiện có sẵn trên mạng

Các tài liệu về phương pháp thử nghiệm của SATRA hiện có thể mua trực tuyến. Truy cập: www.satra.com/test_methods để tải xuống danh mục các phép thử và đặt mua các tài liệu này.

Có thể thử nghiệm sự gắn kết của đế bằng cách cắt và loại bỏ các sợi chỉ và làm mẫu thử nghiệm liên kết đế theo tiêu chuẩn, chẳng hạn tiêu chuẩn SATRA TM411: 2019 - 'Độ bền bong tróc của mối nối đế giày dép'. 

Veldtschoen là một kết cấu được hưởng lợi từ SATRA TM92: 2016 – ví dụ thử nghiệm về 'Khả năng chống uốn dẻo của giày dép'. Chuyển động uốn tạo ra các lực cần thiết liên kết trong đế giầy mà có thể làm tách các lớp đế. Lựa chọn loại chỉ hoặc mật độ chỉ không chính xác cũng có thể dẫn đến việc chỉ bị đứt cả ở đế ngoài, do đó làm giảm tuổi thọ của giày dép.

Khâu đế vào mũ giầy là một trong những cách gắn đế ngoài với phần mũ giầy lâu đời nhất trong sản xuất giày dép.

Tác giả Lynne Fenyk

  Hình 1: Cấu tạo máy khâu

Khâu đế giầy vẫn được sử dụng trong sản xuất nhiều loại giày dép, mặc dù ngày nay người ta dùng phương pháp dán nhiều hơn. Phương pháp khâu đế hiện được dùng trong sản xuất các loại giầy bảo hộ, giầy thời trang và một số loại giày thể thao.

‘Machine sewn’  là phương pháp may bằng máy đầu tiên để gắn đế trực tiếp vào phần mũ giầy bằng một đường may. Còn được gọi là 'đường may Blake' hoặc 'đường may McKay', đế được gắn bằng chỉ soắn (chainstitch) hoặc chỉ khóa (lockstitch) được may qua mép của phần mũ giầy với phần đế giầy (hình 1). 

Mũ giày được kéo phẳng trên phom và phần đế giữa (mép của phần mũ giầy quay xuống và được cố định vào phần dưới của đế giầy bằng keo dán hoặc kim ghim). Đế được gắn bằng keo dán và được cố định bằng máy ép đế. Đây chỉ là việc cố đnh tạm thời, vì phom giầy sẽ được tháo ra và đế được may vào mũ giầy, với các đường may theo rãnh hoặc rãnh khía trên đế. Nếu may theo rãnh, mép của phần mũ giầy sđược dán chặt vào để giầy để không nhìn thấy đường may trên đế giầy.

Sau đó giày được tháo ra để gắn gót giầy vào đế. Có nhiều cách may, nhưng tất cả đều yêu cầu đế trong phải có chất lượng phù hợp để tạo sự cân bằng giữa độ bền và tính linh hoạt của giầyLúc đầu, máy may chain stitch, gọi là 'Blake Sewer' được sử dụng. Sau đó may may lockstitch (máy may 'Littleway') ngày càng phổ biến.

Người thợ cố định đế giầy bằng cách may hai hàng chỉ từ mặt trước của gót ở bên này đến mặt trước của gót ở bên kia (ức gót đến ức gót); di chuyển giày trên sừng quay của máy may để giữ cho đường may trong rãnh hoặc trên rãnh khía ở phần dưới của đế. Vì các mũi khâu được giữ lại bên trong rãnh khâu trên đế, nên chỉ khâu được bảo vệ không bị mài mòn. Phương pháp may bằng máy cho phép vật liệu mũ giầy được cắt phẳng theo mặt đế, giúp tiết kiệm trọng lượng.

May đế giầy

Hình 2: Đế Veldtschoen / stitchdown

Tên gọi 'Veldtschoen' (còn gọi là 'veldt', 'stitchdown' hoặc 'fIanged') bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Hà Lan có nghĩa là 'giày dã chiến'. Kết cấu Veldtschoen thường được sử dụng cho giày dép trẻ em và giầy nam, đồng thời tạo ra một sản phẩm nhẹ và linh hoạt, thoải mái hơn.

Kết cấu giầy như hình 2 có thể rất đơn giản, nhưng có nhiều loại. Nó khác với hầu hết những phương pháp khác ở chỗ phần lề cuối không được xoay dưới đế mà thay vào đó là gập hướng ra ngoài. Phom giầy không được có đường cong gấp khúc để phần mũ giầy không bị kéo dài hoặc nén quá mức ra phía ngoài. Hình dạng phẳng của phần dưới đế giầy cũng có lợi ích tạo một đường vuông góc 90 độ, để đường may xiết chặt hơn với phần mũ giầy.

Veldt hay stitchdown?

 

Hình 3: Khởi đầu kéo dài một đôi giày Veldtschoen

Một số tên khác nhau được dùng cho các dạng của cấu trúc này - ‘ideal’, ‘San Crispino’, ‘stitchdown’, ‘stitch out’ hoặc "veldt" - và do đó, các thuật ngữ có thể gây nhầm lẫn. 

Khoảng ba mươi năm trước, thuật ngữ 'stitchdown' dùng để chỉ một phương pháp khâu mới so với phương pháp Veldtschoen truyền thống, trong đó phần mũ giầy đệm mép (hình 3) được may vào đế bằng một đường chỉ dọc. Thường có một miếng rand (một dải vật liệu bao quanh giày phía trên đế) được khâu vào phần mũ giầy.

Phương pháp mới xuất hiện vào thời điểm đó - và sau đó được gọi là 'super-veldt' - về cơ bản giống với phương pháp veldt, ngoại trừ luôn luôn có một đế trong (insole) xuyên qua (còn được gọi là đế 'xuyên qua'). Phần mũ giầy thường được dán gắn vào đế trong bằng keo dán trước khi may.

 

Hình 4: Đế San Crispino

Một phương pháp may khác được thể hiện trong hình 4. Ở đây, phần mũ giầy được gò xung quanh và dưới đế sau đó khâu lại. Còn được gọi là cấu trúc 'San Crispino'.

May đế ngoài (outsole)

Để gắn phần mũ giầy cố định với đế ngoài, cần phải dùng máy may mép xung quanh mũ giầy gắn chặt với phần đế. Giày được đưa vào máy ở vị trí đảo ngược và được kẹp giữa bàn may và chân vịt. Một dụng cụ cong có mũi đục được gọi là 'dùi' xuyên qua phần mũ giầy, từ dưới lên và rút lại để chuẩn bị lắp kim. Kim cong được đi xuống qua lỗ do dùi tạo ra. Một ngạnh của kim sẽ bắt lấy chỉ và bắt đầu một đường may. Ngạnh của kim kéo một vòng sợi lên trên qua vật liệu may và chuyển nó vào móc của con thoi. Con thoi này, xoay quanh suốt chỉ bằng sáp làm cho vòng chỉ kéo chặt vật liệu mũ giầy cố định với đế.

 

Hình 5: Cấu tạo Moccasin

Chiều dài đường may có thể được điều chỉnh trên máy. Thông thường, cần có một máy quấn suốt chỉ để gần máy may để duy trì nguồn cung cấp suốt chỉ đã được quấn sẵn bằng sáp.

Đối với các kiểu giày moccasin, ngoài việc kết dính bằng keo giữa mũ giầy và phần đế, người ta thường them các đường may để tăng thêm độ an toàn của giầy (hình 5).

May theo rãnh hở

Đầu tiên đế giầy được gắn bằng keo dán và sau đó được may lại. Thông thường, có thể may theo rãnh cắt vào đế da hoặc rãnh được đúc trong đế làm từ vật liệu tổng hợp.

Nếu chỉ may được đặt đúng vị trí, các chỉ may không bị mòn sẽ không đến sự an toàn của đế. Một cách bảo vệ các đường may là dung các miếng vải thô dán vào một nửa đế cao su mỏng để che đường may ở phần trước.

May theo đường rãnh

Có thể rạch một rãng đơn giản để đặt chỉ may trong rãng, hoặc có thể khía một đường nhỏ ở dưới rãnh để đặt chỉ, khi miệng rãng phẳng lại khi bước chân giãm xuống đất không làm mòn chỉ.

Một vấn đề trong may theo đường rãnh là việc cắt khía trên đế là cần cắt tạo khía trước khi cắt rãnh. Như vậy một phần của khía có thể nhìn thấy trên đế sau khi rãnh được đóng lại. Một cách khắc phục là cắt đường rãnh sau đường gót chân để lỗi cắt không lộ rõ.

Việc may theo đường rãnh cho kết quả tốt đối với giầy moccasin có đế da, nhưng sẽ mất nhiều công. Các việc phát sinh bao gồm: phải 'làm dịu' (làm ẩm hoặc ủ), 'tạo rãnh', 'mở rãng', 'may', 'dán khép rãnh', 'đóng rãnh' và 'làm phẳng đáy'. 

May đế trong (insole)

Với phương pháp này, một đế trong được may vào phần mũ giầy, sau đó được gò trên phom và phần đế ngoài được gắn vào đế trong bằng keo dán. Như vậy cho mặt dưới của phần mũ giầy không cần phải chuẩn bị kỹ cho việc gắn trực tiếp vào đế ngoài. Việc chuẩn bị như vậy thường mất nhiều công, vì phần mũ da thường mềm và nhẹ, đòi hỏi kỹ năng khá cao để làm sạch mà không bị rách.

Vật liệu làm đế trong thường là da. Việc chuẩn bị bề mặt có thể làm bằng cách cọ sạch trước khi may để tăng độ bám dính của đế ngoài. Vật liệu da làm đế trong thường được sử dụng cho toàn bộ lớp lót trong, mặc dù lớp lót trước thường là phần da mũ giầy. Phần đế trong được may trong phòng may, thường với một hàng may đôi. Trong những trường hợp như vậy, chỉ may phải càng nặng càng tốt, phù hợp với chất của vật liệu được may và máy may sử dụng.

May Rand

Cấu trúc này về nguyên tắc tương tự như may phần đế giầy, ngoại trừ việc rand được thay thế cho phần đế trong của giầy. Rand thường được gắn tại xưởng may với hai hàng chỉ thành một ký mã hiệu trên mũ giầy. Nó phải có chiều rộng hiệu dụng ít nhất là 10 mm để có đủ diện tích cho liên kết với đế giầy.

Tất nhiên, cấu trúc này và các dạng liên quan cần phải có thể sửa chữa được. Đế ngoài và đế trong bị mòn có thể được sửa chữa và thay thế 'như mới' chỉ bằng các dụng cụ đơn giản, do đó kéo dài tuổi thọ của giày.

Thử nghiệm

Phần đế trong và đế ngoài thường được dán trước để hỗ trợ quá trình may, cũng như để tăng cường độ bền và ngăn các lớp bị tách ra ở bên các mép giầy, làm đôi giầy trông khó coi và nước và các hạt sạn có thể xâm nhập vào liên kết đế. Đặc biệt là các hạt sạn theo thời gian có thể mài mòn liên kết dính và các sợi, dẫn đến hỏng liên kết.

Các phương pháp thử nghiệm của SATRA hiện có sẵn trên mạng

Các tài liệu về phương pháp thử nghiệm của SATRA hiện có thể mua trực tuyến. Truy cập: www.satra.com/test_methods để tải xuống danh mục các phép thử và đặt mua các tài liệu này.

Có thể thử nghiệm sự gắn kết của đế bằng cách cắt và loại bỏ các sợi chỉ và làm mẫu thử nghiệm liên kết đế theo tiêu chuẩn, chẳng hạn tiêu chuẩn SATRA TM411: 2019 - 'Độ bền bong tróc của mối nối đế giày dép'. 

Veldtschoen là một kết cấu được hưởng lợi từ SATRA TM92: 2016 – ví dụ thử nghiệm về 'Khả năng chống uốn dẻo của giày dép'. Chuyển động uốn tạo ra các lực cần thiết liên kết trong đế giầy mà có thể làm tách các lớp đế. Lựa chọn loại chỉ hoặc mật độ chỉ không chính xác cũng có thể dẫn đến việc chỉ bị đứt cả ở đế ngoài, do đó làm giảm tuổi thọ của giày dép.

Nguồn: Satra

Tin tức liên quan